Chiều Về Trên Sông - Vài nhận xét
Phạm Quang Tuấn



Nghe nhạc: Chiều Về Trên Sông, nhạc và lời Phạm Duy, tiếng hát Lệ Mai, tây ban cầm Hoàng Ngọc Tuấn.


Chiều Về Trên Sông của Phạm Duy cho người nghe cảm giác đứng trước gịng sông lớn, cảnh thiên nhiên bao la hùng vĩ tương phản với h́nh ảnh và tâm tư của con người nhỏ bé. Những điều này ai cũng cảm thấy được, xin miễn bàn thêm. Tôi chỉ xin có vài nhận xét nhỏ về nhạc điệu.

 

Sự giản dị và tiết kiệm trong giai điệu

Giai điệu Chiều Về Trên Sông chỉ có vài ư chính nhắc đi nhắc lại (repetition) hay chuyển lên hay xuống (transposition). Giai điệu câu 3 và câu 1 đoạn A hoàn toàn giống nhau:

Chiều buông trên ḍng sông Cửu Long như một cơn ước mong ơi chiều.
Buồn tôi không v́ sao bỗng dưng theo đ̣ ngang quá giang thương chiều.

Giai điệu câu 1 và câu 2 đoạn B cũng vậy:

Bởi v́ đời c̣n nhiều khi là mơ
Bởi v́ đời c̣n nhiều khi thành thơ…

Giai điệu câu 5 và câu 6 đoạn B giống nhau, trừ nốt La: La giảm lần đầu, La đúng lần sau. Sự thay đổi này rất quan trọng, vừa là để giai điệu biến chuyển nhẹ nhàng chậm răi, vừa để diễn tả một t́nh cảm từ từ biến chuyển trong ḷng người. 

Bởi v́ chiều buồn chiều về (La giảm) ḍng sông
Bởi v́ t́nh đời nào chỉ (La) thù oán

Giai điệu câu 7 và 8 đoạn B hoàn toàn giống nhau, trừ nốt Do cuối chuyển từ thấp lên cao:

Hăy cất tiếng ca cho đời thêm (ư) buồn
Hăy cất tiếng ca cho ḷng thôi khô héo.

Nếu không nhắc lại như trên th́ cũng là những transposition (chuyển cả câu nhạc lên hay xuống) rất sát. Câu 2 đoạn A chính là giai điệu câu 1 chuyển lên một quăng 4, ngoại trừ nốt đầu và, quan trọng hơn, nốt cuối:

Chiều buông trên ḍng sông Cửu Long như một cơn ước mong ơi chiều
Về đâu ơi hàng cây gỗ dâu nghiêng ḿnh trên sóng sông yêu kiều.

Và ở đoạn B là một transposition khác, lần này th́ xuống đúng một quăng 4:

Có khi vui lửng lơ
Có khi tuôn sầu u.

Hoặc từ câu 1 sang câu 5 đoạn B lại là một transposition xuống một quăng 4, nhưng có chút biến đổi:

(B1) Bởi v́ đời c̣n nhiều khi là mơ…
(B5) Bởi v́ chiều buồn chiều về gịng sông…

Nếu transpose chính xác, th́ “về” phải là nốt Si b. Thay v́ vậy, nhạc sĩ dùng nốt La b khiến cho cảm giác trùng hẳn xuống. 

Xét kỹ cấu trúc của câu đầu:

Chiều buông… trên ḍng sông Cửu Long… như một cơn ước mong… ơi chiều.

Ư nhạc dài, thong thả, hùng vĩ, thích hợp với chủ đề. Giai điệu hợp thành từ bốn thành tố. “Chiều buông” là một quăng năm (Do-Sol) đơn giản, rất căn bản trong âm nhạc. “Trên ḍng sông Cửu Long” chỉ là một sự nhắc lại của nốt Sol (“buông”), dệt thêm vài nét hoa mỹ (ornamentation) như những đợt sóng bồng bềnh. “Như một cơn ước mong” nhắc lại lần nữa, nhưng hai chữ cuối xuống một bậc. “Ơi chiều” về chủ âm để kết thúc.

Cấu trúc câu đầu đoạn B cũng dùng thủ pháp nhắc đi nhắc lại một cách rơ rệt hơn, nốt Do được nhắc 6 lần:

Bởi v́ đời c̣n nhiều khi là mơ... (Do Do Do Do Do Mib Do Fa)

Phải chăng những sự nhắc đi nhắc lại như những làn sóng theo nhau, những tiếng vang vọng trên sông cũng là một yếu tố gợi cảm giác một phong cảnh rất “tĩnh”, một ḍng nước mênh mông chậm răi, một bầu trời chiều bao la?

Những biến đổi trong điệu thức 

Điệu thức là chuỗi cung bậc mà nhạc sĩ dựa vào để tạo ra giai điệu. Bài Chiều Về Trên Sông cơ bản là viết trên một điệu thức ngũ cung Việt Nam (Do Mib Fa Sol La), phảng phất màu sắc điệu thức Dorian (Do Re Mib Fa Sol La Sib) của Âu châu. Có vài nốt Re “ghé” vào như

Có khi-i (Re) vui lửng lơ

nhưng Re đó là do điệu thức được nâng lên một quăng 4 (thành Fa Lab Sib Do Re), Re phải hiểu là tương đương của La (và La giảm là tương đương của Mi giảm). Nh́n kỹ thêm, chữ “khi” được kéo dài thành nhịp chỏi (syncope – bắt đầu chữ “khi” ở nhịp nhẹ và nối sang chữ “i” ở nhịp mạnh) và hát bằng hai nốt Mi giảm-Re, rồi Si giảm-La trong hai câu

Có khi-i (Mib-Re) vui lửng lơ
Có khi-i (Sib-La) tuôn sầu u

tạo cảm tưởng những nốt lửng lơ trong âm nhạc dân tộc Việt Nam. Nhịp lửng lơ, điệu cũng lơ lửng, và lời th́… không hiểu nhạc sĩ có cố ư đặt hai chữ “lửng lơ” vào lời cuối câu trên không! Nếu có th́ “đáng nể”, nếu không th́ tiếng Anh có chữ “serendipity” rất thích hợp.

Có hai biến cung (accidental) đáng để ư. Một là nốt La đổi thành La giảm trong câu:

Bởi v́ chiều buồn chiều về (La giảm) ḍng sông

Điểm này đă bàn ở trên. Nhưng đặc sắc nhất là nốt Mi giảm đổi thành Mi ở hai câu cuối đoạn B:

Hăy cất tiếng ca cho đời (Mi) thêm (ư) buồn
Hăy cất tiếng ca cho ḷng (Mi) thôi khô héo.

Điệu thức biến thành Do Mi Fa Sol La Do. Đây là một điệu thức rất đặc sắc, gây ra một âm điệu lạ tai, nhẹ nhàng êm ái, đầy bản sắc Việt Nam mà vẫn có ǵ mới mẻ.

V́ dùng điệu thức ngũ cung đă nói trên, Chiều Về Trên Sông kết thúc bằng một plagal cadence mà các nhạc sĩ thường dùng để tạo một cảm giác trang trọng, uy nghi, kính cẩn, như khi đối diện với Thượng Đế.


Về trang nhạc Phạm Quang Tuấn