Lệ Mai hát nhạc Phạm Duy
Hoàng Ngọc-Tuấn * tây ban cầm
Phạm Quang Tuấn # tây ban cầm

1. Chiều về trên sông * ...MP3
2. Thuyền Viễn Xứ, theo thơ Huyền Chi * ...MP3
3. Tình Hoài Hương *
4. Cành Hoa Trắng #
5. Mộng Du *
6. Viễn Du *#
7. Pháp Thân, thơ Phạm Thiên Thư #
8. Một Cành Mai, thơ Phạm Thiên Thư *
9. Tình Ca * ...MP3 (đoạn 1)
10. Đường Chiều Lá Rụng *
...MP3

 Úc: AU$15 + $AU2 postage
 Các nước khác:
      US$15/Euro12/AU$20
      (incl. postage)

1. Xin vô Paypal và trả tiền vào trương mục [email protected]. Quí vị sẽ cần đăng ký Paypal và trả bằng US$ với credit card hoặc chuyển từ Paypal account của quí vị nếu có. Cách này rất nhanh chóng, bảo đảm và không thêm phí tốn.

2. Hoặc có thể gửi cheque hoặc money order bằng tiền Úc. Xin gửi email tới đây để lấy địa chỉ: [email protected]


Thư thính giả

Cac ban cho ra doi mot CD that khac thuong. Cai trong treo va sang ca cua tieng hat tieng dan lam toi sung sot vi da bao nhieu nam roi thi truong nhac Viet chua thay co mot CD dac biet nhu the nay. Nghe CD cua cac ban toi cam thay nhu dang chiem nguong mot dong suoi thanh khiet tren nui cao. Vo cung cam on cac ban.
(Le Phuoc Anh, Montreal)

Giong hat Le Mai trong vat nhu pha le, ro rang, loi cuon va trang trong... Tieng dan guitar nghe that ro rang, ngot ngao. CD nay that gia tri, ca ve nghe thuat lan ky thuat.
(Nhạc sĩ Nguyên Bích, Houston)

Le Mai's voice soars while the music is dancing around with lots of 7's and 9's (jazz and blue notes). The CD is quite unique! You won't find it anywhere else.
(Nguyen Luong Binh, Houston)

Toi yeu nhac Pham Duy, o day khong duoc nghe, CD cua cac ban choi bang phong cach that tinh cam, sau lang va nhat la giong hat tuyet voi cua chi Le Mai. That xuc dong voi tam long cua nguoi xa xu danh cho que nha, cho tieng Viet "toi yeu tieng nuoc toi" bang noi long hoai huong. That lau toi moi duoc nghe giong hat tieng Viet thuan khiet nhu the.
(Nguyen Duy, Sai Gon)

Chung toi vua nhan dduoc CD nhac Pham Duy va ddang nghe lien tuc tu may ngay nay. Lau lam toi moi dduoc nghe 1 chuong trinh nhac rat nghe thuat, khong tro^`'ng ke`n o^`n a`o, dde minh co the thuong thuc va tha^'m dduoc tung loi ca, giong hat, tieng ddan mot cach rat thu+.c.
(Nhạc sĩ Võ Tá Hân, Singapore)

Toi chi moi nghe Le Mai gan day tren trang nhac PQT ma ong gioi thieu. Do la mot giong ca chan that nhat trong thoi buoi "thuong nhac" nay. Con phan nhac dem thi sieu hang. Tieng hat, tieng dan nghe rat de dang, tu nhien, nhung go+.i ca?m tuyet voi. Co ra mat o My khong?
(Le Manh Ha, Florida)

Đây chính là thứ "thực phẩm tinh thần" thuần khiết, mới lần đầu tiên xuất hiện và đã gây được ấn tượng vô cùn tốt đẹp, nhất là đối với những người đã từng bị "tra tấn" bằng thứ âm nhạc máy móc...
(Tuần báo Văn Nghệ, Sydney)

I enjoy the CD very much. Can't remember how many times (100?) I have listened to it.
(Nguyen Van Tuan, Sydney)


Lệ Mai là ca sĩ nghiệp dư sống tại Sydney. Cô yêu thích và thường trình diễn các ca khúc Phạm Duy.

Hoàng Ngọc-Tuấn là nghệ sĩ tây ban cầm, khúc tác gia và nhà nghiên cứu âm nhạc chuyên nghiệp, với nhiều tác phẩm nằm trong học trình tây ban cầm của nhạc viện tại Việt Nam. Anh đã ra nhiều đĩa nhạc hoà tấu hiện đại nhưng đây là đĩa nhạc Việt Nam đầu tiên của anh.

Phạm Quang Tuấn đã chuyển ngữ webpage Phạm Duy, viết lời ca Anh cho nhiều ca khúc Phạm Duy (Trường Ca Mẹ Việt Nam, dân ca) và viết những bài biên khảo về nhạc Phạm Duy.


Làm CD Lệ Mai hát nhạc Phạm Duy

Khi nói ý định làm một CD nhạc Việt Nam chỉ với một giọng hát và một tây ban cầm cổ điển, đã nhiều người, từ nhạc sĩ chuyên nghiệp tới thính giả thường, cho là chúng tôi lập dị hoặc không thực tế. Làm sao mà có thể thu hút thính giả bằng một lối trình diễn quá "mỏng", quá giản dị ấy?

Tuy nhiên chúng tôi nghĩ rằng, trong thời buổi nhạc máy và karaoke tràn ngập, biết đâu có những lúc âm thanh đậm đặc, rầm rộ của nhạc thời thượng trở thành nhàm chán và có nhiều thính giả không hoàn toàn thỏa mãn với những công thức thị trường. Vì vậy, LM, HN-T và PQT đã thực hiện đĩa nhạc này theo những tiêu chuẩn nghệ thuật hoàn toàn khác. Mục đích của chúng tôi là tạo nên sự giao cảm trực tiếp giữa người đàn và người hát, người trình diễn và người nghe, bằng những âm thanh sống, trung thực, không màu mè, không dùng kỹ thuật để thoa son trét phấn cho nhạc. Thính giả CD cảm thấy mình ở trong âm quyển trong suốt của một thính phòng đích thực.

Để đạt những gì mong muốn, chúng tôi tự thực hiện mọi giai đoạn sản xuất, từ hòa âm, trình diễn tới thâu âm, pha trộn (mixing). Nhạc được thâu "sống" với ca sĩ và người đệm đàn cùng trình diễn trước micro, không ngăn cách bởi một bức tường hoặc người thâu trước, kẻ thâu sau (*). Làm vậy, chúng tôi mong nắm bắt sự ngẫu hứng và giao cảm nghệ thuật. Chúng tôi thâu đi thâu lại mỗi bản để chọn lựa, liên tục bàn cãi về cách chuyển đạt, và đôi khi chấp nhận đánh đổi sự hoàn hảo để bắt lấy cái hay đột xuất. Đặc biệt là cách đệm của HN-T luôn luôn làm theo ngẫu hứng (improvisation) và không lần nào đệm giống lần nào. Cách đệm đàn này là một yếu tố vô cùng quan trọng để chuyển đạt thành công những bản nhạc có nhiều tính cách phóng khoáng như Đường Chiều Lá Rụng.

Trong khi hầu hết các nhà sản xuất âm nhạc coi việc dùng effects như echo, reverb để che lấp những hạn chế của ca sĩ là chuyện dĩ nhiên, chúng tôi chủ tâm chuyển đạt những âm thanh trung thực(**), kể cả những tiếng lấy hơi của ca sĩ hay tiếng rít của ngón tay trên dây đàn.

Mười ca khúc trong CD được lựa chọn trên giá trị nghệ thuật của cả nhạc lẫn lời, từ những bản thường được coi là "kinh điển" của Phạm Duy. Có những bản rất phổ biến (Tình Hoài Hương, Thuyền Viễn Xứ, Cành Hoa Trắng...), nhưng cũng có những bản không được trình diễn nhiều vì viết cho thiểu số sành điệu hơn là cho quần chúng (Đường Chiều Lá Rụng, Pháp Thân, Mộng Du).

Chúng tôi đã cố gắng tôn trọng lời và nhạc của nguyên tác. Khi có những dị bản (trên bản nhạc đã xuất bản tại Việt Nam và trên trang nhạc Phạm Duy có thể có những khác biệt) chúng tôi cân nhắc để chọn bản nào mà chúng tôi cho là hợp lý nhất.

 

(*) trừ khúc mở đầu bài Viễn Du mà chúng tôi cố ý làm thành một interlude vui nhộn.

(**) PQT đã từng nghe một CD thực hiện với máy móc tối tân chuyên nghiệp hạng nhất mà không nhận ra giọng hát của vợ mình (LM), vì có quá nhiều echo, reverb, filtering, compression, v.v...!

Về những ca khúc trong Lệ Mai hát nhạc Phạm Duy

Cành Hoa Trắng (1950)
Trước khi rời vùng kháng chiến về thành, tôi soạn một bài hát buồn, kể chuyện một tiên nữ bị Trời đầy xuống trần gian chỉ vỉ mắc tội làm huyên náo Thiên Ðường bằng mối tình của nàng... (Phạm Duy - Một Đời Nhìn Lại)

Thuyền Viễn Xứ (1952) (thơ Huyền Chi)
Trước khi gần một triệu người sẽ di cư vào miền Nam và ai cũng sẽ đều nhớ tới cảnh vật, sự việc và con người của thôn quê miền Bắc, tôi làm quen với một cô em bán vải ở Chợ Bến Thành tên là Huyền Chi. Cô ''Bắc Kỳ nho nhỏ'' này có một bài thơ nhớ quê hương cũ nhan đề THUYỀN VIỄN XỨ và đưa cho tôi phổ nhạc...(Phạm Duy - Một Đời Nhìn Lại)

Viễn Du (1953)
Có lẽ tôi cũng linh cảm có ngày phải lên đường rất xa, hoặc là trong tôi nổi dậy sự viễn mơ (và nhu cầu tâm linh) của bài BÊN CẦU BIÊN GIỚI năm nào, cho nên sau khi phổ nhạc bài THUYỀN VIỄN XỨ, tôi soạn bài VIỄN DU...(Phạm Duy - Một Đời Nhìn Lại)

Tình Ca (1953)
Tình Hoài Hương (1953)
Tại sao vào cuối năm 1952 này tôi có nổi một niềm nhớ quá lớn lao như vậy ? Nhớ tất cả những chi tiết nhỏ nhất của dĩ vãng chưa đủ, còn phóng tâm tư đi tới những mối tình muôn đường của hàng ngàn phương trời mình chưa hề đặt chân tới. Cũng có thể vì sức sáng tác bị dồn nén sau gần hai năm bây giờ mới được toàn vẹn tung ra chăng ? (Phạm Duy - Hồi Ký III).

Chiều Về Trên Sông (1956)
Bài Chiều Về Trên Sông có lẽ là bài có nhiều tình cảm thiên nhiên nhất của tôi. Bài hát được soạn trên một âm giai mineure 6, coi như đó là sự thử thách của tôi trong việc dùng những âm giai khác với những âm giai tôi đã dùng từ trước tới nay. (Phạm Duy - Hồi Ký III)

Đường Chiều Lá Rụng (1958)
Bài ÐƯỜNG CHIỀU LÁ RỤNG rất khó hát so với các ca khúc khác của tôi, nét nhạc và chuyển điệu của nó khá mới lạ, cho tới nay, chỉ có Thái Thanh, Kim Tước và Quỳnh Giao hát nó mà thôi...(Phạm Duy - Một Đời Nhìn Lại)

Mộng Du (1959)
1956. Tôi đi tìm và tôi đã gặp tình yêu. Tôi không lẩn tránh nó dù biết không giữ được nó suốt đời. Cuộc tình kéo dài 10 năm này khởi sự bằng bài Thương Tình Ca. Hạnh phúc trong tình yêu khiến cho tôi sống như người mộng du...(Phạm Duy - Một Đời Nhìn Lại)

Pháp Thân hay Đạo Ca 1 (1970) thơ Phạm Thiên Thư
Câu nhạc nghe khúc khuỷu, lần mò, nhiều lần như muốn đổi mà lại trở về chỗ cũ, chân lý như sát gần nhưng rồi lại xa vời... Nhưng rồi, bỗng như một tia mặt trời lóe sáng, "thành vách sương mù" rẽ ra và chân lý huy hoàng hiện ra trong giọng E giảm trưởng, đầy vẻ hân hoan (Phạm Quang Tuấn, "Kỹ Thuật Phổ Nhạc của Phạm Duy").

Một Cành Mai hay Đạo Ca 5 (1970) thơ Phạm Thiên Thư
Nếu ta đặt đời ta vào dòng sống của nhân loại thì ta không còn sợ chết nữa. Sự chết là niềm vui: đó là điều mà Phạm Thiên Thư và Phạm Duy thử tiết lộ trong Ðạo Ca Năm này, đem sự việc để giải thích hành vi của người con gái nhỏ tuổi Nhất Chi Mai (Etienne Gauthier, "Ðạo Ca: Tiến Về Ánh Sáng).


Bàn về kỹ thuật viết nhạc trong vài ca khúc Phạm Duy.

Sách báo Việt Nam, khi bàn về ca khúc, thường chỉ chú trọng vào lời ca mà ít để ý đến khía cạnh nhạc. Thậm chí nhiều người còn cho rằng không nên nói tới "kỹ thuật viết nhạc" vì quan niệm thông thường của người VN rằng nhạc là một cái gì thần bí huyền diệu từ trong tim vọt ra và hoàn toàn không cần tới bộ óc! Bài này xin đề cập tới nét nhạc trong vài ca khúc Phạm Duy... (xem tiếp)

(Viết trong dịp ra mắt CD Lệ Mai hát nhạc Phạm Duy, Sydney, 2003, với những ca khúc nói trên.)

Phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn về nhạc đệm tây ban cầm
Phượng Hoàng thực hiện (SBS Radio 14 & 21/3/2004)


...nhạc đệm lý tưởng là một sự giao duyên với tiếng hát, hơn là [chỉ] giữ nhịp giữ phách và cung cấp hoà âm mà thôi. Mình gửi gấm tình cảm vào trong đó, giúp cho tiếng hát quyện vào tiếng đàn để nói lên được cái cảm xúc mà người nhạc sĩ muốn nói khi viết bản nhạc... (xem tiếp)


Đêm Nhạc Phạm Duy và ra mắt CD Lệ Mai hát nhạc Phạm Duy

đã được tổ chức tại Sydney, 8pm, 29/11/2003, với sự góp mặt của MC Ngọc Lan, Lệ Mai, Phi Phi, Vy Nguyễn, Đỗ Phong, Đức Thảo, Vân Đức, Vũ Hùng, Trần Đình Lương, Hoàng Ngọc-Tuấn, Phạm Quang Tuấn. Xem hình.

Silicon Band concert 2004 (Paris): Ra mắt CD Lệ Mai & Những Dòng Nhạc Mới

Xem hình


về Trang nhạc Phạm Quang Tuấn