Vài Dòng Góp Ý Về Thơ Lục Bát

Ian Bui
Văn Học Nghệ Thuật 15 December 2000


"Thơ là gì? Không biết."
- Bùi Giáng

Trước tiên, xin xác định rằng: tôi không phải là một nhà ngôn ngữ học. Lại càng không phải một chuyên gia phê bình lý thuyết văn chương. Mà chỉ là người... "trơì đày làm thi sĩ, cho làm thơ dù chẳng biết làm thơ" [1] Nhân đọc bài "Bàn Về Lục Bát và Ca Khúc VN" của Phạm Quang Tuấn (VHNT #519, 12/2000) bèn nảy ra vài ý mọn, xin được đóng góp cùng quý độc giả cho thêm "vui cửa vui nhà".

PQT: "Thơ là văn có âm điệu. Nhưng, có một mâu thuẫn là các nhà thơ VN không bao giờ phân tích âm điệu của thơ! Họ có học về niêm luật, về vần điệu nhưng không phân tích những đặc tính hay hậu quả của các niêm luật vần điệu ấy."

Định nghiã 'thơ là văn có âm điệú thoạt tiên nghe xuôi tai, nhưng nếu nghĩ kỹ sẽ thấy không ổn tí nào. Bởi vì sao? Vì thơ chắc chắn không phải từ văn xuôi mà ra. Văn là văn. Thơ là thơ. Hai cái khác nhau như cơm khác bún mặc dù cả hai đều đến từ gạo. Không những thế, văn xuôi cũng có âm điệu riêng của nó. Nhưng văn có vần điệu chưa chắc sẽ biến thành thơ!

Nhà thơ không phải là người đi làm công việc nghiên cứu hay phân tích về âm điệu, niêm luật hay hậu quả của niêm luật khi làm thơ. Công việc đó đã được trời dành cho các nhà không-làm-thơ (Dĩ nhiên thỉnh thoảng cũng có những thi sĩ kiêm nghiên cứu gia hoặc kiêm giáo sư giảng dạy, nhưng ít ai đội hai chiếc mũ cùng một lúc khi làm thơ).

Một điểm nữa là đa số thi sĩ thời nay hiếm người "học" về niêm luật trước khi bắt tay vào việc làm thơ (cái học khoa bảng thời phong kiến là chuyện khác, ở đây không dám bàn tới). Thường thì họ "vừa làm vừa học" một cách tự nhiên, dựa theo trực giác và cảm xúc nhiều hơn là theo sách vở. Những gì họ tự nghiệm ra trong quá trình làm thơ từ từ lại được các nhà học giả thu thập và công thức hoá thành những "kỹ thuật thơ", những "trường phái thơ" v.v. rồi mang chúng ra dạy lại cho các nhà lý luận phê bình. Và cứ thế thơ tiếp tục xoay vần...

PQT: "Trở lại lục bát, vì cấu trúc như vậy nê n lục bát rất ít thay đổi. Vì vần luôn luôn là âm bằng nên lục bát có một âm điệu êm ả, ru ngủ. Thật đáng tiếc rằng tiếng Việt đặc sắc ở dấu mà các thi sĩ ta không biết tận dụng, lại đi vứt hơn một nửa. Cái vần bằng này được củng cố bằng tính chẵn và sự đều đều của nhịp Nhẹ-Mạnh, ắc ê, một hai, không có nhịp lẻ."

Không riêng gì tiếng Việt, mà trong tiếng Anh ta cũng thấy tiềm ẩn cái nhịp Nhẹ-Mạnh đó -- còn gọi là iambic, và được xử dụng rất nhiều trong thợ Ta có thể nghĩ đến 'iamb' như đơn vị gốc (basic unit) của thi ca Anh ngữ -- từ cổ điển cho tới hiện đại cho dù được "ngụy trang" bằng nhiều hình thức khác nhau. Xin mượn hai câu thơ iambic quadrameter rất đơn sơ của E.E. Cummings làm ví dụ:

"my father moved through dooms of love
through sames of am through haves of give"

Quadrameter có nghiã là mỗi câu thơ có bốn nhịp; iambic có nghiã là mỗi nhịp gồm hai âm tiết, một nhẹ một mạnh. Trong hai câu trên, những âm tiết được nhấn mạnh (accented syllable) là 2, 4, 6, 8. Nếu ta đọc câu thơ một cách rắn rỏi nhịp nhàng thì chúng trở thành:

my FAther MOVED through DOOMS of LOVE
through SAMES of AM through HAVES of GIVE

Ngoài ra, chữ "haves" và "give" còn vần với chữ "love", tạo nên một âm hưởng gần giống lục bát trong tiếng Việt. Như là:

người yêu tôi gánh tử sinh
qua ta những của qua mình những dâng [2]

Từ thí dụ trên đây, ta có thể phỏng đoán rằng "iamb" không những là đơn vị căn bản trong tiếng nói (và từ đó tiếng thơ) của người Anh mà còn là của người Việt nữa. Và biết đâu nhiều thứ tiếng nói khác trên thế giới cũng giống như vậy mà ta không biết tới.

Nghe kỹ, ta thấy tiếng Việt là một ngôn ngữ song âm hơn là đơn âm. Khi nói ta thường chêm chữ vào cho có đôi, cho thêm nhịp nhàng dễ nghẹ Thí dụ như: nhịp nhàng, chêm chữ, đi đôi, thơm tho, lắt léo, lôi thôi, ậm ừ ... Cái nhịp "lục bát" có lẽ được ông bà ta phát hiện đã lâụ Trước khi có chữ viết, người ta đã dùng nó như một dụng cụ để đựng ký ức, để chứa ý tưởng, để truyền kinh nghiệm sống đời này sang đời khác. Chính nhờ cái "nhịp nhàng, dễ nhớ, dễ nghe" đó. Tuy nhiên không phải vì cái nhịp Nhẹ-Mạnh đó mà câu thơ lục bát biến thành ê a hay có tính cách "ru ngủ". Ê a hay không là tùy ở cách ta đọc thơ hay ngâm thơ! Dù gì đi nữa, thơ vẫn là một môn "nghệ thuật diễn" (performing art), bởi ngoài yếu tố từ ngữ thơ còn đòi hỏi sự góp phần của âm thanh, khí quyển, nét mặt, bộ tịch v.v. Và đây cũng là một điểm khác biệt nữa
giữa Thơ và Văn.

PQT: "Vì mỗi cặp lục bát luôn luôn kết thúc ở nhịp mạnh âm bằng nên gây cho ta một cảm tưởng đã chấm dứt (finality), không thể dùng âm điệu hay nhịp để dựng lên một sự căng thẳng rồi dần dần đưa đến giải quyết."

Nhận xét trên rất chính xác. Nhưng bởi vì âm điệu trong lục bát không tạo sự "căng thẳng" (build-up) để giải quyết (resolve) nên làm thơ bằng thể lục bát rất khó. Muốn dựng nên một cấu trúc chặt chẽ, có build-up, có resolution đòi hỏi thi sĩ phải khéo tay, khéo tai, và dày công phu. Có lẽ vì thế mà nhà văn Nguyễn Tuân đã có lần hỏi một tay thi sĩ nọ: "Anh nói anh làm thơ à? Vậy anh chiềng vài câu lục bát cho tôi nghe thử xem sao!" [3]

Đọc tới đây bạn nào tinh mắt sẽ thấy, về mặt ngữ nghiã có sự khác biệt rất lớn giữa "thể lục bát" và "thơ lục bát". Ta có thể mượn "thể lục bát" để làm một câu vè dạy trẻ con, như "Công cha như núi Thái Sơn, nghiã mẹ như nước sông Nguồn chảy rạ" Hay làm một câu ca dao tán gái như, "Trúc xinh trúc mọc đầu đình, em xinh em đứng một mình cũng xinh", v.v. Nhưng, bảo rằng mấy câu lục bát đó là Thơ thì hơi ... rộng lượng. Ngược lại, thử đọc mấy câu lục bát sau đây để thấy sự khác biệt giữa thơ và vè:

Tâm teo tóp
Trí cọc còi
Ma đương thuyết pháp quỷ đòi giảng kinh
Kìa, em tịnh thủy một bình
Cửa Không ai ngó
Cửa Mình tôi thăm [4]

hay là:

Nằm
nghe nhịp đập
trong tim của Người
mà tưởng là tim của mình! [5]

et cetera...

PQT: "Tiện đây tôi cũng lấy làm lạ rằng hình như VN là nước duy nhất mà tác phẩm lớn của dân tộc lại được dùng vào việc ru ngủ, và có nhiều nhà phê bình văn học lại hãnh diện về chuyện đó."

Cái hay của Kim Vân Kiều không nằm ở tính cách "ru ngủ" của lục bát, mà nằm ở cái tài của Nguyễn Du khi dám dùng một thể thơ hết sức bình dân và mộc mạc để chuyển tải những tư tưởng lớn của dân tộc, dám thách thức lối làm thơ của giới "học phiệt" thời bấy giờ, ịẹ đường luật, thất ngôn, v.v. Và ông đã thành công, mặc dù thể thơ lục bát hết sức gò bó và khó hay. Chính Nguyễn Du là người đã đưa lục bát lên ngang hàng với các thể thơ "chính thống" khác; chẳng khác nào Andre Segovia đã đưa cây guitar lên ngang hàng với violin hay piano trong âm nhạc cổ điển Tây Phương vậy! Và cũng như cây đàn guitar, lục bát cũng có giới hạn của nó. Tuy nhiên, dưới bàn tay của các bậc phù thủy thì guitar hay lục bát gì cũng có thể nghe hay được cả.

PQT: "Một thể thơ như vậy, nếu coi là quốc hồn quốc túy thì sẽ cho ta thấy cái gì ở con người VN? Đó sẽ là 1 dân tộc không thích mạo hiểm, không thích cấu trúc lớn, mà thích an phận với những cái tầm thường, chóng giải quyết. Không thích câu hỏi lớn, xa xôi và tốn thì giờ đi tìm câu trả lời. Không thích sự căng thẳng mà thích giải quyết vội vã, chóng vánh, dễ dãi. Không thích sự đa dạng, bất đồng, bất định, mà thích cái gì cũng vào một số nhỏ khuôn mẫu nhất định. [...] Có thật dân VN như vậy không? NẾU đã chấp nhận lục bát là quốc hồn quốc túy, thì phải chấp nhận những sự thật kể trên."

Những điều suy diễn nọ đều nằm ngoài phạm trù thơ, chêm chúng vào đây nghe có vẻ cưỡng bách và sặc mùi trí thức làm sao! Ai muốn hiểu thơ thế nào cũng được, vì từ trong bản chất thơ không hề khoác cho mình vai trò biểu dương "dân tộc tính". Đã vậy, lục bát lại càng không phải là một trò thi ca dễ chơi đối với các nhà thơ -- huống hồ gì đối với các nhà không-làm-thơ!

Nhưng, nghĩ cho cùng, những "sự thật kể trên" đều đã được Nguyễn Du phản bác hết sức nhẹ nhàng và cặn kẽ: khi ông ngang nhiên phá bỏ mọi thứ xiềng xích của luật lệ bằng trắc , mở tung mọi cánh cửa cho bao thế hệ thi nhân về sau, để họ có thể ung dung ra vào căn nhà mái lá tên là lục bát mà không sợ bị cho là "bình dân chân đất tiểu nông". Nên mấy trăm năm sau có gã phàm phu dám mở miệng mà thưa rằng:

Thưa rằng: nói nữa là sai
mùa Xuân đang đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng: đất trích chiêm bao
sá gì ngẫu nhĩ mà chào ngẫu nhiên?
Thưa rằng: nói nữa là điên [6]

florida, 12'00
ianbui
[email protected]

-----
chú thích:
[1] thơ Trần Phương Thảo
[2] thơ ianbui, dịch e.e. cummings
[3] Trần Đăng Khoa, "Chân Dung và Đối Thoại" (chép theo trí nhớ)
[4] thơ Nguyễn Đức Sơn
[5] thơ ianbui
[6] thơ Bùi Giáng


Xin xem tiếp: Thêm Vài Dòng Góp Ý Về Thơ Lục Bát (Phạm Quang Tuấn)

Go to main music page